Vắc xin Vero Cell của Sinopharm hiệu quả, người dân nên sẵn sàng tiêm
Vắc xin Vero Cell của Sinopharm là một trong 6 loại vắc xin phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam, gồm AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Sinopharm và Janssen.
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc xin Vero Cell của Sinopharm. Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy 2 liều vắc xin Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại SARS-CoV-2 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ hai. WHO kết luận rằng lợi ích mà vắc xin Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra. WHO khuyến nghị sử dụng vắc xin Sinopharm dựa trên lộ trình ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay.
NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ VẮC XIN PHÒNG COVID-19 VERO CELL CỦA SINOPHARM
Vắc xin Vero Cell của Sinopharm được Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh Trung Quốc tiến hành nghiên cứu từ tháng 02/2020 và sản xuất là vắc xin phòng bệnh do vi rút SARS-CoV-2 (COVID-19) gây ra. Ngày 07/5/2021 vắc xin COVID-19 Vero Cell là vắc xin thứ 6 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL). WHO đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắc xin Sinopharm và đã khuyến nghị sử dụng vắc xin này cho những người từ 18 tuổi trở lên.
Tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell của Sinopharm được Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) kiểm định theo đúng quy trình nghiêm ngặt và được cấp giấy chứng nhận trước khi đưa ra sử dụng tiêm cho người dân. Vắc xin Sinopharm đã được cấp số đăng ký lưu hành trong trường hợp khẩn cấp và có điều kiện do Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 7929/QĐ-BYT ngày 8/7/2021.
Vắc xin COVID-19 (Vero Cell) được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm. Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ hoặc 3 lọ; mỗi lọ chứa 1 liều 0,5 ml. Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần. Liều lượng, đường tiêm là 0,5ml tiêm bắp.
Phản ứng sau tiêm chủng ghi nhận được hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn gồm:
- Phản ứng tại chỗ tiêm rất phổ biến là đau tại chỗ tiêm, không phổ biến đỏ, sưng, cứng, ngứa.
- Phản ứng toàn thân phổ biến nhất là đau đầu, sốt, mệt mỏi cơ, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy và ngứa.
Đây là những phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin, các dấu hiệu này thường tự biến mất sau vài ngày.
Chống chỉ định: Người có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2. Người quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin.
Để góp phần ngăn chặn, kiềm chế đẩy lùi nhanh dịch bệnh COVID-19, sớm ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới bảo đảm mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, bên cạnh việc thực hiện nghiêm biện pháp “5K: Khẩu trang - Khử khuần - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”, đề nghị bà con tiếp cận bình đẳng tất cả các loại vắc xin, tránh tình trạng tâm lý chờ đợi, lựa chọn vắc xin.
Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng “Hãy tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngay, vắc xin tốt nhất là vắc xin được sự cho phép của Bộ Y tế và được tiêm sớm nhất!”
TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
- Cách để NLĐ tra cứu thời gian đóng BHXH qua điện thoại di động (11.04.2019)
- Các tiêu chí chỉ định điều trị nội trú y học cổ truyền ban ngày (11.04.2019)
- Hướng dẫn về việc đổi mã hưởng BHYT (11.04.2019)
- Triển khai Ngày Pháp luật năm 2019 (11.04.2019)
- Chỉ định điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở y học cổ truyền (22.03.2019)
- Điều kiện cần có để được kê đơn thuốc cổ truyền thuốc dược liệu (22.03.2019)
- Hướng dẫn thanh toán tiền giường bệnh nội khoa (22.03.2019)
- Mức hưởng BHYT khi khám, chữa bệnh trái tuyến (22.03.2019)
- Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng bệnh viện năm 2018 (13.12.2018)
- Cách diệt ấu trùng muỗi và lăng quăng hiệu quả nhất (07.11.2018)